Tin mới

“Đội lái” từ Hà Nội đang quay lại thị trường BĐS Đà Nẵng?

Trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, làn sóng người Hà Nội quay lại thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng đang lớn dần lên. Có những dự án BĐS mà tỷ lệ nhà đầu cơ đến từ phía Bắc chiếm đến hơn một nửa. Liệu “đội lái” đến từ Hà Nội này có khiến "bong bóng" xuất hiện tại thị trường này?

Trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011, dòng tiền từ giới đầu cơ BĐS đã liên tiếp đổ vào thị trường BĐS Đà Nẵng, khiến giá nhà đất tại đây bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Có những dự án tăng giá gấp đôi, thậm chí là gấp 3, gấp 4 lần mức giá mà chủ đầu tư đưa ra. Thế nhưng, khi giới đầu cơ rút đi thì ngay lập tức, thị trường BĐS nơi đây trở nên ảm đạm, thậm chí suy thoái kéo dài.

Đầu cơ từ phía Bắc chiếm hơn 50% giao dịch BĐS tại Đà Nẵng

Theo ông Trần Ngọc Thành, Tổng giám đốc Đất Xanh miền Trung, tỷ lệ người Hà Nội quay lại các dự án BĐS tại Đà Nẵng chiếm đến hơn 50% tổng số giao dịch của Công ty từ đầu năm 2015 đến nay. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2015, Đất Xanh miền Trung đã giao dịch khoảng 500 nền đất thì số giao dịch của người mua đến từ Hà Nội chiếm đến hơn một nửa. Trong khi đó, năm 2014, tỷ lệ mua của người Hà Nội qua đơn vị này là 30%. 

Cùng chung ý kiến, ông Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc sàn giao dịch BĐS của Công ty CP Tập đoàn Cường Hưng Thịnh cũng khẳng định: "Nếu những năm trước, giới đầu tư BĐS Hà Nội vào thị trường Đà Nẵng chủ yếu là gửi bán thì hiện nay họ lại tăng cường mua vào. Việc nhà đầu tư mua đến vài lô đất không còn là chuyện hiếm".

Với các dự án căn hộ, tỷ lệ này cũng không khác biệt là mấy. Lấy dự án The Point làm ví dụ, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, có đến 70% khách hàng mua căn hộ dự án này là người Hà Nội. “Người Hà Nội hiện là các nhà đầu tư lớn nhất của chúng tôi”, ông này khẳng định và cho biết thêm, kể từ lần mở bán các dự án đầu tiên vào năm 2009, khách hàng chủ yếu của Savills luôn là người Hà Nội.

Lý giải cho tình trạng này, giới đầu tư kinh doanh BĐS đều cho rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường BĐS có nhiều tín hiệu vui, trong đó có các giải pháp tài chính từ phía ngân hàng, trong đó có gói 30.000 tỷ đồng đang được đẩy mạnh giải ngân. Bên cạnh đó, còn có sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc hỗ trợ thị trường BĐS. Hơn nữa, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu của Savills Hà Nội nhận định: Dù đang trong giai đoạn điều chỉnh, thị trường BĐS Đà Nẵng vẫn luôn được coi là thị trường tiềm năng bởi nơi đây đang hội tụ đủ các yếu tố xúc tác quan trọng cho sự phát triển của thị trường nhà đất. Đà Nẵng hiện sở hữu sân bay quốc tế với khả năng kết nối thuận tiện trong và ngoài nước, lại có đầy đủ sân golf, bãi biển đẹp, casino,…

Theo phân tích của ông Trần Ngọc Thành, nếu năm 2014, khách hàng Hà Nội chiếm 30% thị phần trong cơ cấu về khách hàng giao dịch tại Đà Nẵng thì đến đầu năm 2015, thị phần đã tăng lên đột biến vào khoảng từ 50% lượng khách giao dịch. Đáng chú ý là, mặc dù lượng khách hàng chiếm khoảng 50% nhưng số lượng sản phẩm bán cho khách hàng Hà Nội lại chiếm khoảng 65% lượng sản phẩm bán ra. Điều này có nghĩa là trung bình một khách hàng Hà Nội đã mua hơn 1 sản phẩm. Ông Thành cũng phân tích, bên cạnh việc giá BĐS Đà Nẵng đang dần phù hợp với nhu cầu thì nguyên nhân chủ yeues vẫn là các chính sách của Chính phủ đã cơ bản đi vào thực tế, dòng tiền đã được khơi thông và các ngân hàng đã tiến hành cho vay trở lại. 

Mừng và lo

Năm 2011, Công ty CBRE Việt Nam đã đưa ra một con số thông kê gây sửng sốt: Gần 80% khách hàng mua căn hộ và biệt thự tại Đà Nẵng đến từ Hà Nội. Sau khi thị trường BĐS Hà Nội và Tp.HCM đóng băng, thị trường BĐS nơi đây đã rơi vào tình trạng đóng băng mặc dù giá BĐS đã giảm tới 30%, thậm chí tại một số dự án giá đã giảm đến 50%.

Với những diễn biến trong những tháng đầu năm nay, thị trường BĐS Đà Nẵng liệu có lặp lại kịch bản như trước kia không? Trả lời cho câu hỏi này, ông Trần Ngọc Thành cho rằng, thị trường BĐS Đà Nẵng sẽ khó có "sóng" như giai đoạn trước. Nguyên nhân là Nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý đủ rộng, có nhiều chính sách mới, nhiều công cụ để quản lý thị trường nên điều này sẽ rất khó xảy ra.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nếu các nhà đầu cơ vẫn mải mê với BĐS Đà Nẵng mà không tỉnh táo suy xét, thì khả năng “dính đòn” là điều rất dễ xảy ra. Bởi tính đến hiện tại, sự kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường BĐS Đà Nẵng như cách đây vài năm là khó thành hiện thực. Với lượng dân tương đối thấp, thu nhập bình quân không cao và đặc biệt là đất ở của người dân còn khá rộng, nên nhu cầu về BĐS của người dân Đà Nẵng không nhiều, hi vọng “thổi giá” của các nhà đầu cơ sẽ khó mà đạt được. “Chúng ta không nên kỳ vọng những nhà đầu tư từ Hà Nội hay Tp.HCM tới, bởi đó chủ yếu là giới đầu tư thứ cấp mua đi bán lại. Nếu chấp nhận sự có mặt của họ, giá nhà đất sẽ từ từ tăng lên và hậu quả là dự án sẽ chững lại sau khi bán được khoảng 40% và thị trường sẽ bị đóng băng”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Lời cảnh báo này không phải không có lý bởi nó đã có tiền lệ. Đây có lẽ cũng là một trong những bài học nên “gối đầu giường” cho những ai “ôm mộng” đối với  thị trường này.

                                                                                                                      Buildtech.com.vn

TP. Hà Nội còn hơn 200 dự án chậm triển khai

Mới đây, HĐND TP. Hà Nội đã kết thúc đợt giám sát tình hình sử dụng đất của những tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, giao đất để xây dựng dự án. Cụ thể, tới nay, thành phố còn 209 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục tính từ khi chủ đầu tư được bàn giao trên thực địa.

Đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội trong tháng 4/2015 đã trực tiếp giám sát tại Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Tây Hồ. Trong số 209 dự án này có 172 dự án chậm tiến độ triển khai trên 24 tháng và 72 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với tổng số tiền lên đến 4.715 tỷ đồng.

Riêng quận Nam Từ Liêm đã có 58 dự án vi phạm trong tổng số 100 dự án đang triển khai tại địa bàn. Trong đó, 29 dự án chậm giải phóng mặt bằng kéo dài; 21 dự án đã xong giải phóng mặt bằng nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án, để hoang hóa và 8 dự án chậm tiến độ.

Đặc biệt, một số dự án sử dụng đất sai mục đích nhưng vẫn được gia hạn như: Dự án xây Văn phòng và trung tâm dạy nghề tại 268 Trung Kính, Dự án xây dựng Trường mầm non khu đô thị Đồng Tầu.

Ngoài ra, một số dự án đã được chính quyền địa phương đưa ra kiến nghị thu hồi nhiều lần, UBND TP. Hà Nội cũng đã chỉ đạo thu hồi nhưng tới nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm như: Dự án xây dựng văn phòng của Công ty Vạn Xuân; Dự án Tổ hợp thương mại và nhà ở của Công ty CP Kim khí Hà Nội, Dự án xây dựng Bệnh viện chữ thập đỏ... Đoàn giám sát còn phát hiện Công ty CP Bắc Hà có 2 dự án chậm triển khai, Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có 3 dự án vi phạm Luật Đất đai.

                                                                                                                                   buildtech.com.vn

Sacomreal tung ra thị trường dự án “đất vàng” tại Q.7

Thị trường bất động sản những tháng đầu năm không chỉ dừng lại ở dấu hiệu phục hồi mà đang từng bước tăng trưởng mạnh mẽ. Dự án ở mọi phân khúc đồng loạt tung hàng mang đến nhiều sự lựa chọn cho người mua lẫn nhà đầu tư. Bên cạnh căn hộ, phân khúc đất nền cũng đang trở lại, từng bước làm chủ thị trường.

Sau sự thành công ở phân khúc căn hộ trung bình vừa cung ứng ra thị trường, Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín tiếp tục tiếp cận nhà đầu tư và khách hàng bằng sản phẩm đất nền. Từ thành công trong đợt mở bán đầu tiên, bán hết 48/48 nền chỉ trong buổi sáng mở bán cùng với sức tiêu thụ nhanh chóng ở đợt mở bán lần 2, Sacomreal tiếp tục tung ra thị trường 39 nền khu phố thương mại thuộc khu đô thị Jamona City (Q.7). Sức mua trong đợt này được kỳ vọng sẽ lập kỷ lục trên thị trường đất nền.

Sử dụng vị trí để đón đầu thị trường tiêu thụ

Nguồn cung đất nền đáng chú ý nhất vẫn tập trung tại Q.7, Q.2, Q.9 do sự bứt phá của hạ tầng tại các khu vực này. Theo nhận xét của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE, nơi nào có chính sách phát triển hạ tầng hoàn chỉnh và giá tốt sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư. 

Khu Đông thành phố (Q.2, Q.9) nổi bật với các công trình giao thông: hầm Thủ Thiêm, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, vành đai 2, 3 và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Trong khi đó, Khu Nam với đại diện Q.7 thu hút nhà đầu tư bởi sự kết nối hoàn chỉnh về mạng lưới giao thông và hạ tầng tiện ích cao cấp sẵn có. 

Sacomreal chọn vị trí đắc địa nhất tại khu vực Q.7 để phát triển khu đô thị phức hợp Jamona City. Jamona City ngoài thế mạnh liền kề Rạch Bà Bướm nhằm mang đến khí hậu mát mẻ quanh năm, dự án còn thừa hưởng mạng lưới giao thông hiện đại của thành phố với các tuyến đường mới: Cầu Phú Mỹ, Cao tốc Long Thành-Dầu Giây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Nhờ vị trí đắc địa như vậy, cư dân Jamona City dễ dàng di chuyển đến các khu vực quan trọng của thành phố như: trung tâm Q.1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trung tâm hành chính và khu đô thị mới Thủ Thiêm…

Trong vòng bán kính 5km, từ dự án Jamona City dễ dàng tiếp cận đến các tiện ích bậc nhất khu vực Q.7 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng: Bệnh viện FV, trung tâm thương mại Paragon, Crescent Mall, siêu thị Coop-mart, Lotte Mart, đại học RMIT và nhiều trường đại học khác...

Vị trí là yếu tố quan trọng bậc nhất điều tiết sức tiêu thụ của một sự án. Nắm bắt xu hướng thị trường, tâm lý người mua và nhà đầu tư, Sacomreal luôn chọn nơi tốt nhất để phát triển các dự án của mình. Với vị trí thuận lợi như trên, Jamona City sẽ mang lại cuộc sống đáng mơ ước cho khách hàng đồng thời kiến tạo giải pháp hoàn hảo cho nhà đầu tư.

Giá bán phù hợp, thanh toán linh hoạt để kích thích sức mua

Ngoài yếu tố về vị trí, dự án đất nền muốn thu hút khách hàng phải có giá bán thoả mãn yêu cầu tài chính của người mua. Hiện nay, nhu cầu ở thực của người dân đang cao, những dự án đất nền có giá bán hợp lý và hình thức thanh toán ưu đãi, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai của khách hàng sẽ ổn định được đầu ra.

Báo cáo của Savills cũng chỉ ra rằng, các dự án đất nền có tỉ lệ hấp thụ cao đều là các dự án có đầy đủ tiện ích, vị trí tốt và chủ đầu tư uy tín. Đặc biệt, nguồn cầu tương đối lớn đối với các dự án đất nền có diện tích vừa, nhỏ và giá bán hợp lý. 

Theo bà Võ Thị Dịu Hiền: “So với căn hộ, loại hình đất nền tương đối kén khách do sự chênh lệch về giá. Tuy vậy, nhiều khách hàng vẫn chọn phân khúc này nhờ ưu điểm về tính riêng tư vốn có của nó. Trong đợt mở bán lần 3 dự án Jamona City, Sacomreal sẽ tung ra thị trường 39 nền Khu phố thương mại có diện tích từ 90 – 220 m2 với giá bán từ 20 triệu/m2. Đây là mức giá được chúng tôi thiết lập nhằm phù hợp với khả năng tài chính của người mua”.

Trong đợt mở bán này, chủ đầu tư Sacomreal còn áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt nhằm cung cấp cho khách hàng giải pháp tài chính tối ưu nhất. Theo đó, số tiền mà khách hàng phải đóng lần đầu để sở hữu các sản phẩm nhà phố thương mại này chỉ khoảng 380 triệu đồng. Phần còn lại khách hàng sẽ được Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) hỗ trợ vay trong thời gian lên đến 15 năm với lãi suất ưu đãi. Đặc biệt hơn, khách hàng còn được chủ đầu tư hỗ trợ thanh toán trong 24 tháng không tính lãi và được hưởng chiết khấu lên đến 4% và 7% nếu thanh toán tương ứng 50% và 97% giá trị hợp đồng.

Không chỉ đáp ứng nhu nhà ở, đất nền còn là phân khúc đầu tư hấp dẫn. Thực tế cũng đã chứng minh, phân khúc đất nền dẫn đầu về khả năng sinh lời trong suốt các chu kỳ tăng trưởng của bất động vừa qua. Nếu xét về tính an toàn thì đất nền vẫn chiếm ưu thế vì trong giai đoạn thị trường đóng băng nhiều căn hộ giảm sâu đến 50% giá trị, trong khi đất nền chỉ giảm nhẹ.

Bà Võ Thị Dịu Hiền cũng cho biết thêm, với sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng ngoại khu, mạng lưới giao thông thuận lợi, tiện ích nội khu được đầu tư hiện đại, mức giá được thiết lập hợp lý và quan trọng hơn hết là giá trị gia tăng trong tương lai, dự án Jamona City chính là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. 

                                                                                                                      Buildtech.com.vn

Nhiều yếu tố tác động tích cực đến thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội

Chịu ảnh hưởng chung từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã có sự sụt giảm và chuyển hướng từ năm 2011 - 2012. Đến nay, với những tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế trong và ngoài nước đang tốt dần lên, thị trường văn phòng cho thuê cũng dần thay đổi.

Bốn năm vừa qua là khoảng thời gian thị trường văn phòng cho thuê có sự canh tranh gay gắt nhất, khi các chủ đầu tư hai khu vực trung tâm và phía Tây luôn tạo ra những “chiêu” kích cầu nhằm thu hút lượng khách thuê. Đến giữa năm 2012, thị trường văn phòng nghiêng về khu vực phía Tây vì nhiều doanh nghiệp, đơn vị muốn cắt giảm chi phí bằng các chuyển gia khu vực có giá thuê văn phòng vừa phải. Điều này đã khiến cho chủ đầu tư nhiều tòa văn phòng cho thuê trong trung tâm gặp khó khăn. Tuy nhiên, sự “kéo quân” ra khu vực phía Tây khiến tỷ lệ lấp đầy tại các tòa nhà ngày càng giảm đi là một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư buộc phải tăng giá vì lợi nhuận. “Đây chính là một yếu tố để các chủ tòa nhà cho thuê khu vực trung tâm kéo khách hàng trở lại khi nền kinh tế dần phục hồi”, chuyên gia của Savills Việt Nam nhận định.

Các tòa nhà cho thuê trong khu vực trung tâm như Hanoi Towers, Pacific Place và Central Building đã và đang tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất nhằm cung cấp không chỉ các không gian văn phòng hiệu quả hơn mà các dịch vụ tiện ích cũng được cải thiện nhằm giữ và thu hút khách thuê theo kịp với xu hướng toàn cầu. Mức giá chào thuê trung bình hiện nay tại các tòa nhà hạng A ở khu vực trung tâm Hà Nội vào khoảng 32 USD/m2/tháng (vẫn giữ mức giá ổn định so với 5 năm trước). Trong khi đó, mức giá chào thuê văn phòng tại khu vực ngoài trung tâm vào khoảng 22 USD/m2/tháng (trong khi mức giá 5 năm trước là 15 USD/m2/tháng).

Theo kết quả khảo sát quý I/2015 của Savills Việt Nam cho thấy, chỉ số hoạt động văn phòng cho thuê tại Hà Nội đạt 56 điểm, tăng 4,4 điểm theo quý và 6,3 điểm theo năm. Lý do khiến chỉ số này tăng là do công suất thuê đã tăng 4,9% và giá thuê trung bình tăng 1,6% theo quý. Chỉ số hoạt động văn phòng ở cả khu vực trung tâm và khu vực ngoài trung tâm đều tăng lên. Giá chào thuê trung bình vào khoảng 30 - 33 USD/m2/tháng đối với văn phòng hạng A tại khu vực trung tâm và khoảng 20 - 24 USD/m2/tháng với khu vực ngoài trung tâm.

Các chuyên gia của Savills Việt Nam nhận định: “Dự báo trong hai năm tới, thị trường văn phòng cho thuê sẽ tiếp tục chịu áp lực và gia tăng sự cạnh tranh do nguồn cung lớn. Nguồn cung văn phòng mới sẽ chủ yếu tới từ khu vực ngoài trung tâm, trong khi nguồn cung tại khu vực trung tâm là hạn chế”.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thị trường văn phòng tại khu trung tâm sẽ dần ổn định hơn, khi khách thuê đang lên kế hoạch và trở lại khu vực trung tâm vì giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm bắt đầu tăng lên trong khi giá thuê tại khu vực trung tâm giữ ổn định. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại được ký kết, nền kinh tế có những bước chuyển tích cực… là những tín hiệu cho thấy thị trường văn phòng cho thuê sẽ sôi động trở lại. Hiệp định Thương mại tự do Việt - Hàn (VKFTA) được ký kết hôm 5/5 vừa qua không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ song phương mà còn được dự báo là sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho cả hai bên. Đây cũng được xem như một yếu tố góp phần tăng khách thuê từ các công ty Hàn Quốc.

Ông G.Ô-han, Giám đốc Bộ phận cho thuê văn phòng CBRE Việt Nam nhìn nhận: Chúng tôi nhận thấy, hệ quả của việc Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu được phê duyệt chính là nhu cầu thuê thuê văn phòng tăng lên và cải thiện tình hình thị trường.

Trên thực tế, các lợi ích gắn liền với sự tiếp cận vào khu trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ và sự kết nối giao thông tốt sẽ tạo ra những yếu tố thu hút khách thuê vào khu vực trung tâm. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chuyển chi phí có hiệu quả từ khu vực không thuộc trung tâm trở lại khu vực trung tâm, đơn cử như Tập đoàn thương mại đa ngành Itochu, Tập đoàn tư vấn và kiểm toán Ernst & Young… Sự dịch chuyển này sẽ giúp xóa dần hai nửa sáng - tối trên thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội giữa hai khu vực trung tâm và ngoài trung tâm.

                                                                                                            Buildtech.com.vn

Giá đất bồi thường của dự án đường nối tại huyện Thanh Trì, Hà Nội

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt giá đất ở để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất triển khai dự án đường nối từ đường Tứ Hiệp tới đường Ngũ Hiệp tại địa bàn huyện Thanh Trì.

Cụ thể, giá đất ở để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ đối với những thửa đất ở trên đường Ngũ Hiệp (bắt đầu từ giáp đường Ngọc Hồi tới hết địa phận xã Ngũ Hiệp): Vị trí 1 là 6.240.000 đồng/m2; Vị trí 2 là 4.680.000 đồng/m2; Vị trí 3 là 4.056.000 đồng/m2; Vị trí 4 là 3.744.000 đồng/m2 và Vị trí ngoài phạm vi 200m kể từ chỉ giới hè đường là 2.275.000 đồng/m2.

Giá đất ở để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất tái định cư cụ thể như sau: Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng QL1B là 2.275.000 đồng/m2; Khu tái đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp: Những thửa đất tiếp giáp với đường có mặt cắt <17,5m là 9.240.000 đồng/m2; Những thửa đất tiếp giáp với đường có mặt cắt từ 17,5m tới <21m là 10.080.000 đồng/m2; Những thửa đất tiếp giáp với đường có mặt cắt từ 21m trở lên là 10.920.000 đồng/m2.

                                                                                                                        Buildtech.com.vn

Login Form